Bao Lâu Thì Nên Thay Quấn Cán ???
Trước tiên, với cuốn cán cao su, chúng mình nhận định và đưa ra đánh giá đây là dòng cuốn cán phải nói rằng rất phổ biến và gần như thông dụng nhất ở thời điểm hiện tại. Nhờ tính cơ động, gọn gàng, mức giá dễ tiếp cận, bên cạnh đó là khả năng sử dụng dễ dàng, quấn cán cao su đang là một lựa chọn của rất nhiều anh chị em “lông thủ” tin tưởng sử dụng và là một phụ kiện không những không thể thiếu mà còn xuất hiện nhiều bên trong mỗi túi vợt.
Chất liệu chính của quấn cán cao su là cao su PU cao cấp, giúp cho định hình hình dáng của chiếc quấn cán luôn gọn gàng, bên cạnh đó tạo độ mềm cho người dùng trong quá trình cầm nắm vợt luôn phù hợp với form tay nhất bởi tính đàn hồi của cao su. Nhưng đổi lại chính sự mềm mại đó lại cũng là một nhược điểm khiến cho quấn cán cao su với cùng một người sử dụng sẽ có độ bền thấp hơn. Lấy ví dụ là một người chơi cầu là nam, trong điều kiện thời tiết lý tưởng khô ráo và không phải là người ra mồ hôi tay quá nhiều, chiếc quấn cán cao su sẽ phát huy được tối đa công dụng cũng như tuổi đời của nó. Và sau khoảng thời gian khoảng 2 tuần, sẽ bắt đầu mất dần đi lớp dính ở bề mặt, hiện tượng trơn trượt sẽ xuất hiện và tăng dần lên.
Bên cạnh đó, khi giảm đi lớp bám dính trên bề mặt, và sự trơn trượt xuất hiện nhiều hơn, sự ma sát tạo ra do việc cầm nắm giữa tay và lớp cao su cũng nhiều hơn, sẽ làm quấn cán bị bong tróc ra ở những vị trí cầm nắm nhiều, giảm đi tính thẩm mỹ cũng như làm mòn đi rất nhiều ở những vị trí đó, từ đó sẽ khiến những hiện tượng như hơi ẩm từ lòng bàn tay dễ dàng tiếp xúc vào phần cán vợt hơn dẫn đến mục cán về lâu dài.
Còn với quấn cán vải thì sao, chúng ta hãy không bàn đến chất liệu nữa, mà hãy nói về độ bền, với trong cùng một điều kiện sử dụng trên, thì một chiếc quấn cán vải sẽ cho độ bền tương đối cao hơn với quấn cán cao su. Và với lợi thế về độ bền cao, việc hơi ẩm được cản trở trên bề mặt của loại quấn này cũng cao hơn. Song song đó, sự cản trở cũng sẽ dẫn đến việc hơi ẩm và chất bẩn được tích tụ ở bề mặt này nhiều hơn, và sẽ khiến cho việc trơn trượt trong quá trình cầm nắm cũng diễn ra nhanh hơn. Do đó, với quấn cán vải, chỉ cần khi các sợi vải bớt tơi đi, độ mềm giảm đi, đó là thời điểm thích hợp để người chơi sẽ nên thay cho mình một chiếc quấn cán mới.
Một lời khuyên chúng mình dành cho mọi người: Đối với cả hai loại quấn cán vải và cao su, dấu hiệu để nhận biết rõ nhất thời điểm nên thay quấn cán nằm ở chính việc quan sát, khi chiếc quấn cán chuyển sang màu đen do tích tụ các vết bẩn trong không khí và quá trình cầm nắm thời gian dài.
Tổng kết:
Không có gì là bền vững mãi mãi, và để đảm bảo an toàn, độ bền cho cây vợt, chỉ bọc quấn cán thôi là chưa đủ, chúng ta cần phải nắm bắt được thời gian lúc nào nên thay quấn cán thì hợp lý nhất. Do đó, lời khuyên của chúng mình đối với những anh chị em sử dụng quấn cán cao su để sử dụng, đó là trung bình nên là 01 tuần đối với người ra mồ hôi tay nhiều và 02 tuần đối với người ít ra mồ hôi tay , thời gian này cũng có thể nhanh hơn hoặc lâu hơn tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu ở thời điểm sử dụng.
Còn với quấn cán vải, thời gian hợp lý để thay chính là lúc các sợi vải bắt đầu kết dính với nhau quá nhiều, khiến cho khả năng bám của cán vợt và tay giảm đi thấy rõ. Khác so với quấn cán cao su sự thẩm thấu hơi ẩm vào cán vợt từ loại quấn cán này sẽ lâu hơn so với quấn cán cao su, nhưng không vì thế mà người dùng nên cố dùng tiếp, bởi khi đến giới hạn, độ trơn trượt của quấn vải sẽ cao hơn nhiều so với quấn cán cao su.
Nếu anh em chưa biết lựa chọn loại cuốn cán nào phù hợp với bản thân mình, hãy tham khảo ở đây nhé.